“Công ty mình xuất khẩu lao động và du học thì có thích hợp để làm Facebook Marketing hay không?” – Đây là một câu hỏi của một anh bạn đã hỏi Thành ở trong phần tin nhắn.
Thì thông qua câu hỏi này, hôm nay Thành trả lời cho mọi người cùng biết luôn là làm thế nào để biết mình có nên làm Facebook Marketing hay không.
Muốn trả lời được câu hỏi này thì phải xem xét đến 3 yếu tố:
〽️ Khách hàng của mình trên Facebook hay không?
〽️ Đối thủ của mình làm trên Facebook có tốt hay không?
〽️ Nội tại của mình có muốn biến facebook thành 1 kênh trong chuỗi mắt xích chiến lược của doanh nghiệp hay không?
✔️ Đầu tiên để biết sản phẩm, dịch vụ của mình có ai quan tâm, chia sẻ về nó trên Facebook hay không thì mọi người phải xem được là khách hàng dùng nền tảng này họ có độ tuổi từ bao nhiêu đến bao nhiêu, giới tính, sở thích ra sao, chia sẻ gì hay có quan điểm gì về sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Việc này là để mọi người xác định được tệp khách hàng để còn chạy quảng cáo,
✔️ Tiếp đến, để research và “dò” xem trên Facebook đã có đối thủ nào chạy quảng cáo chưa thì mọi người chỉ cần search từ khóa về sản phẩm, dịch vụ của mình, xem là bên đối thủ chạy có nhiều không, có nhiều tương tác không? – Nếu có rồi thì mọi người có thể yên tâm là đây là sản phẩm chạy được quảng cáo và có tệp khách hàng nhất định rồi.
✔️ Xét tới khía cạnh “Nội tại của bạn có muốn đẩy kênh này thành 1 kênh chiến lược và đem lại giá trị lợi nhuận cho công ty hay không?”
- Tự bản thân mình xem mình có mục tiêu rõ ràng hay không? Tôi làm kênh facebook này để trước hết là thu những người quan tâm rồi chờ thời điểm thích hợp thì đưa ra chương trình.
Ví dụ như du học thì có thể có những gói, tour trải nghiệm hoặc hoạt động để tìm hiểu, hỗ trợ. Vậy là có quy trình rõ ràng, bước 1 xây kênh, bước 2 tổ chức chương trình, bước 3 đưa các bạn sang bên kia du học. - Nếu mọi người chưa làm gì thì chưa có yếu tố khách vũ, nếu đã làm rồi mà có khách cũ quay lại từ 10-20% thì chứng tỏ sản phẩm dịch vụ của mọi người tốt.
Mọi người có vốn, có tầm nhìn nhiều năm nữa mình đẩy mạnh sản phẩm dịch vụ của mình thành xu hướng hay không. - Có năng lực nghiên cứu và phân tích sản phẩm. VD không chỉ bán gói du học đơn thuần mà còn bao gồm cả đầu ra cho chuẩn bị khi học xong, cộng đồng nhà ở cho chuẩn bị ở bên đấy. Như vậy là mình đã có điều kiện để triển khai ở Facebook được.
- Sẽ có những lúc mình phải dừng lại hoặc mình sẽ xem là kênh này có thể phù hợp thì mọi người phải xem là mình đặt mục tiêu nửa năm nhưng 3 tháng rồi không đạt được mục tiêu thì phải xem có thể là kênh này chưa tốt với mình, chi phí của kênh facebook quá lớn, chạy mất mấy tháng mà không có tiến triển gì thì phải xem xét đến những cách khác tốt hơn, phù hợp với đối tượng mục tiêu hơn như Tik Tok, Youtube.
- Hoặc nội tại doanh nghiệp của mọi người chưa đủ lớn, mọi người không xác định được là 100-200 triệu gì đấy để testing thì là chưa chuẩn bị kỹ càng và cũng nên chia tay kênh facebook này đi
- Và cuối cùng là mọi người thấy việc triển khai hoặc kết hợp với các bên khác hoặc là bản thân mình làm nó rời rạc, mấy ngày mấy tuần hoặc là cả tháng liền chẳng thấy tiến triển gì thì thôi mình nghĩ là mọi người không nên làm Facebook.
Chốt lại là “Có nên làm Facebook Marketing hay không” thì phải dựa trên thu nhập có khách hàng hay không, đối thủ có làm hay không,bản thân có muốn kênh này thành lợi thế chiến lược hay không, xem xét là có vốn có đủ năng lực để làm hay không.